Bệnh cao huyết áp và 7 dấu hiệu nhận biết bệnh cao huyết áp nhất định phải biết

Ngày đăng : 10/11/2022 | 17:31 | 335 luot_xem

Cao huyết áp là bệnh lý mãn tính nguy hiểm khó nhận biết và có tỷ lệ mắc khá cao. Mặc dù bệnh tiến triển trong âm thầm nhưng có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, nghiêm trọng nhất là tử vong. Thế nên, nhận biết sớm dấu hiệu bệnh cao huyết áp và phòng ngừa biến chứng là việc cần thiết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn những dấu hiệu nhận biết cao huyết áp và cách phòng ngừa tốt nhất.

 

Chỉ số huyết áp bao nhiêu là cao

Khi tình trạng máu lưu thông với áp lực tăng liên tục thì gọi là cao huyết áp. Tuy nhiên, nếu áp lực đẩy của máu vào thành động mạch  của tim liên tục tăng cao kéo dài thì sẽ gây tổn thương tim, nguy cơ đột quỵ nếu không được can thiệp đúng thời điểm.

Cao huyết áp là bệnh lý xảy ra khi tình trạng máu lưu thông với áp lực tăng liên tục

Phân chia các loại cao huyết áp dựa vào nguyên nhân gây bệnh, cụ thể là:

- Cao huyết áp tự phát (không rõ nguyên nhân gây bệnh).

- Cao huyết áp thứ phát (nguyên nhân do các bệnh về tim mạch, tiểu đường,... gây ra).  

- Cao huyết áp tâm thu. 

- Cao huyết áp thai kỳ (tiền sản giật, xảy ra trong thời kỳ mang thai). 

Phân độ tăng huyết áp theo Hội tim mạch và huyết áp Châu Âu thống kê như sau:

- Huyết áp tối ưu: Huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg

- Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85-89 mmHg

- Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg

- Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100-109 mmHg

- Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110mmHg

- Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90mmHg

7 dấu hiệu nhận biết bệnh cao huyết áp điển hình

Chỉ số huyết áp có thể tăng cao  mà không có hề có bất kỳ biểu hiện nào rõ ràng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể xuất hiện một  vài triệu chứng nhưng không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn. Đặc biệt, chỉ có thể cảm nhận rõ ràng khi bệnh trở nặng bởi các dấu hiệu biểu hiện bất thường đó là:

- Buồn nôn, khó chịu 

- Đau nhức đầu

- Chóng mặt, hoa mắt, mất khả năng giữ thăng bằng

- Tê bì chân tay, ngứa rát tay chân

- Xuất huyết kết mạc hoặc trong mắt xuất hiện các vết máu

- Tim đập nhanh, đau tức ngực, đau tim

- Khó ngủ

Một số dấu hiệu nhận biết cao huyết áp là buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt,...

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp là bệnh lý nguy hiểm không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Đặc biệt, nếu bệnh không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau:

- Đau tim, đột quỵ: Cao huyết áp khiến thành mạch bị xơ và cứng ( xơ vữa động mạch), có thể dẫn đến các cơn đau tim hoặc đột quỵ bất ngờ.

- Chứng phình động mạch: Tăng huyết áp cũng khiến thành mạch yếu đi và phình ra, từ đó gây ra chứng phình động mạch. Nếu như mạch máu bị vỡ có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.

- Suy tim: Khi tim phải hoạt động liên tục với áp lực mạnh để bơm máu tới các cơ quan, làm cho tim phải hoạt động liên tục nhiều hơn, dẫn đến phì đại thất trái, điều này có thể dẫn đến suy tim.

- Hội chứng chuyển hóa: Một số rối loạn chuyển hoá của cơ thể bạn có thể gặp phải do cao huyết áp gây ra bao gồm: tăng triglycerides, tăng vòng eo, nồng độ insulin cao, giảm HDL-C ( cholesterol tốt). Những rối loạn này đều có thể khiến bạn dễ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ khá nhanh.

- Suy thận: Các mạch máu trong thận bị hẹp thì sẽ dẫn tới hệ lụy suy thận. 

- Biến chứng não: Các động mạch khi bị thu hẹp làm cho đường máu khó lưu thông đến não, lâu ngày sẽ gây ra tình trạng đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu não, mất trí nhớ,...

Cao huyết áp có thể dẫn tới nguy cơ đột quỵ mà không có dấu hiệu báo trước

Cách phòng ngừa cao huyết áp sớm được chuyên gia khuyên

Mặc dù bệnh cao huyết áp nguy hiểm không thể điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên có thể phòng ngừa được nếu bạn thực hiện theo hướng dẫn dưới đây: 

- Kiểm soát trọng lượng cơ thể: theo nghiên cứu thì ở những người béo phì, thừa cân thường có nguy cơ mắc cao huyết áp cao hơn gấp nhiều lần so với những người có cân nặng bình thường. Thế nên, duy trì cân nặng hợp lý rất quan trọng. 

- Xây dựng thực đơn khoa học khỏe mạnh: Trong chế độ ăn hàng ngày hãy bổ sung tích cực các thực phẩm thanh đạm tốt cho tim mạch và huyết áp như rau xanh, trái cây, ngũ cốc, các loại hạt, cá béo tự nhiên,... Đồng thời hạn chế sử dụng các thực phẩm xấu có hại cho tim mạch như dầu mỡ, đồ ngọt, muối, thịt đỏ, thức ăn chế biến sẵn, rượu bia, thuốc lá, trà,...

- Tăng cường hoạt động thể chất: Lên kế hoạch rèn luyện thể chất 30 phút mỗi ngày với các bài tập có cường độ vừa phải như đi bộ, đạp xe, bơi lội, đánh cầu lông,...

- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Ăn đủ bữa, đúng giờ, thư giãn trí tuệ, nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đúng giấc,...

- Khám sức khỏe định kỳ và thực hiện tầm soát đột quỵ là cách ngăn ngừa sớm các biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp.

Các chuyên gia sức khỏe thường xuyên khuyến cáo người dân nâng cao tầm quan trọng của việc “kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát đột quỵ”. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát đột quỵ để phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể nói chung, các yếu tố gây đột quỵ nói riêng. Điều này sẽ giúp bạn có thể chủ động can thiệp và phòng ngừa những hiểm họa khôn lường tối đa. Đặc biệt với những người bị cao huyết áp thì việc tầm soát đột quỵ 1 - 2 lần/năm là điều nên làm.

Cao huyết áp có thể chủ động phòng tránh nếu được tầm soát phát hiện sớm các nguy cơ dẫn đến bệnh

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Chữ Thập Xanh là một trong số ít các cơ sở y tế khám chữa bệnh đáp ứng đủ tiêu chuẩn phòng khám đạt chuẩn tại miền Bắc. Bên cạnh đó với đội ngũ chuyên gia 20 năm kinh nghiệm chuyên môn về dự phòng và điều trị đột quỵ não cùng hệ thống máy CT 128 dãy cung cấp hình ảnh rõ nét toàn bộ mạch máu lưu thông bộ não với độ chính xác cao sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện 40 bệnh lý phổ biến và 20 bệnh lý về về não bộ, 10 bệnh lý mãn tính ở người cao tuổi. Ngoài ra, tầm soát đột quỵ ở Bệnh viện Đa khoa Chữ Thập Xanh còn giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian điều trị. 

Hy vọng là với những thông tin cung cấp ở trên sẽ hữu ích cho bạn và gia đình. Nếu bạn còn thắc mắc hay có dấu hiệu cao huyết áp bất thường hãy liên hệ ngay hotline Bệnh viện Đa khoa Chữ Thập Xanh để được giải đáp sớm từ chuyên gia.

 
Banner đặt câu hỏi tư vấn cho bác sĩ

ĐẶT CÂU HỎI TƯ VẤN CHO BÁC SĨ

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

* Chúng tôi sẽ gọi lại ngay trong 30 phút

Giờ làm việc

Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật

Thời gian: 7:30 đến 20:00

Trực cấp cứu: 24/24

Xem chi tiết khám ngoài giờ