Ngày đăng : 11/11/2022 | 20:00 | 1429 luot_xem
Đái tháo đường là một trong những bệnh lý liên quan đến đường huyết có biến chứng tim mạch nguy hiểm nhất đặc biệt là biến chứng đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Hiện nay nguy mắc các bệnh liên quan đến đường huyết đặc biệt là đái tháo đường ở người trẻ càng có xu hướng gia tăng kéo theo đó là tỷ lệ đột quỵ não cũng trẻ hóa tăng. Vậy làm cách nào giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ não ở bệnh nhân đái tháo đường? Cùng tham khảo các biện pháp giúp ổn định đường huyết qua bài viết dưới đấy.
Định nghĩa đường huyết hay còn gọi là nồng độ glucose trong máu là lượng đường có trong máu cung cấp nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng cho các chu trình sinh hóa cần thiết của cơ thể. Đặc biệt glucose máu cần thiết cho hệ thần kinh và các tổ chức não bộ.
Chỉ số đường huyết còn có tên tiếng anh là Glycemic index được viết tắt là GI được định nghĩa là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu được đo bằng đơn vị mmol hoặc mg/dl. Nồng độ glucose máu thay đổi liên tục và có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Chỉ số đường huyết hay còn hay được gọi với cái tên chỉ số đái tháo đường trong bệnh lý đái tháo đường.
Vai trò của đường huyết đối với cơ thể:
Tạo năng lượng cho cơ thể: Glucose là nguồn nguyên liệu chính cung cấp năng lượng cho hầu hết các tế bào trong cơ thể hoạt động bằng chu trình chuyển hóa năng lượng của tế bào trong cơ thể. Đặc biệt là tế bào não và tế bào thần kinh cần năng lượng từ glucose để thực hiện và duy trì các hoạt động như suy nghĩ, học tập và ghi nhớ.
Là nguồn dự trữ năng lượng quan trọng của cơ thể: Tại gan glucose được dự trữ dưới dạng glycogen giúp cơ thể duy trì hoạt động trong điều kiện thiếu dưỡng chất. Khi cơ thể thiếu dưỡng chất gan sẽ chuyển hóa ngược lại glycogen thành glucose và đưa vào máu giúp cơ thể tiếp tục các hoạt động khác.
Đường huyết ổn định đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường huyết như hạ đường huyết, tăng đường huyết hay còn gọi là đái tháo đường. Đặc biệt, ổn định đường huyết giúp ngăn chặn và làm chậm bệnh đái tháo đường cùng các biến chứng do đái tháo đường gây nên.
Những nguyên nhân dẫn đến đường huyết không ổn định:
Do tình trạng kháng insulin: Là tình trạng bệnh lý liên quan đến tuyến tụy trong việc sản xuất hormone insulin có vai trò điều tiết đường huyết trong máu. Việc tuyến tụy sản xuất không đủ insulin hoặc insulin không đáp ứng vai trò điều tiết đường huyết là nguyên nhân khiến cho đường huyết không ổn định.
Chế độ ăn uống không hợp lý: Việc đường huyết không ổn định có mối liên hệ mật thiết với chế độ ăn uống. Việc sử dụng quá nhiều các thực phẩm chứa đường cao làm tăng nguy cơ tăng đường huyết trong máu.
Áp lực căng thẳng kéo dài: Là nguyên nhân phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 khi áp lực kéo dài khiến cho lượng đường huyết trong máu tăng theo.
Chế độ ngủ, nghỉ không hợp lý: Khi cơ thể không được nghỉ ngơi hợp lý và kéo dài là nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường do việc thiếu ngủ làm cho cơ thể bị rối loạn chuyển hóa dẫn đến gia tăng hormone cortisol làm mất ổn định đường huyết.
Sử dụng thuốc điều trị bệnh: Một số loại thuốc có chứa các thành phần như corticosteroid, prednisone trong việc điều trị các bệnh liên quan đến viêm khớp, hen suyễn, thuốc trầm cảm,… làm gia tăng nguy tăng đường huyết.
Việc thực hiện các xét nghiệm giúp định lượng glucose trong máu có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và xác định các bệnh lý liên quan đến rối loạn đường huyết đặc biệt là bệnh đái tháo đường. Chỉ số đường huyết an toàn đối với người bình thường được chẩn đoán dựa theo định lượng sau:
Đường huyết lúc đói: < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l) là chỉ số đường huyết của người bình thường. Đường huyết lúc đói là chỉ số đường huyết được đo lần đầu vào buổi sáng và bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước đó. Các nghiên cứu chỉ ra rằng lượng đường huyết lúc đói trong khoảng giữa từ 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 92 mg/dL (5.0 mmol/L) giúp hạn chế nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường.
Đường huyết sau ăn: < 140 mg/dl (7,8 mmol/l) được coi là chỉ số đường huyết của người bình thường. Đường huyết lúc đói là chỉ số đường huyết đo được trong vòng 1 - 2 giờ sau bữa ăn.
Đường huyết lúc đi ngủ: Định lượng đường huyết trước lúc đi ngủ của người bình thường sẽ dao động từ 110 - 150mg/dl (6,0 - 8,3 mmol/l).
Xét nghiệm Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c): Chỉ số HbA1c thường được dùng để chẩn đoán bệnh nhân đái tháo đường. Ở người bình thường chỉ số HbA1c dưới 48 mmol/mol được coi là bình thường
Những bệnh lý liên quan đến rối loạn đường huyết thường gặp:
Hạ đường huyết: Là bệnh lý xảy ra khi đường huyết trong máu ở mức quá thấp khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, mất ý thức thậm chí là tử vong. Nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết thường là hiện tượng quản lý sai insulin, chế độ ăn kiêng quá mức, sử dụng thuốc tiểu đường, hoạt động thể chất quá mức, hoặc các nguyên nhân liên quan đến miễn dịch, rối loạn ăn uống,….
Tăng đường huyết: Hay còn được biết đến với tên bệnh đái tháo đường, bệnh tiểu đường. Là tình trạng bệnh lý mà trong đó lượng đường trong máu quá cao thường được phát hiện bởi các dấu hiệu như xuất hiện thường xuyên cảm thấy đói, mệt, ăn nhiều, sụt cân nhiều,…Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm với nhiều biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt một trong những nguyên nhân đột quỵ tăng cao có liên quan đến yếu tố nguy cơ là bệnh lý đái tháo đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân bị tiểu đường với 21% nguy cơ tử vong do biến chứng tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ não,…), 37% nguy cơ mắc biến chứng mạch máu như suy thận, mù mắt và 43% nguy cơ đoạn chi vì biến chứng loét bàn chân.
Ở bệnh nhân đái tháo đường làm tăng nguy cơ đột quỵ bởi lượng đường trong máu quá cao khiến cho các mạch máu dễ bị tổn thương. Đồng thời tăng đường huyết làm quá trình xơ vữa mạch máu diễn ra nhanh hơn ở người bình thường. Làm gia tăng sự hình thành các cục máu đông trong lòng mạch hay các mảng xơ vữa trong lòng mạch gây tắc nghẽn mạch máu, cản trở sự lưu thông máu trong lòng máu. Khi các mảng xơ vữa và cục máu đông này di chuyển đến các mạch máu não làm tắc nghẽn khiến cho tế bào não không nhận đủ oxy và dưỡng chất dẫn đến tế bào não bị tổn thương hoặc chết não. Đây chính là nguyên nhân làm cho bệnh nhân bị tiểu đường có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn những bệnh nhân bình thường khác.
Bệnh nhân bị tiểu đường làm gia tăng nguy cơ đột quỵ não: Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến biến chứng tim mạch trong đó có nguyên nhân đột quỵ não, người mắc tiểu đường nguy cơ đột quỵ gấp 2 đến 4 lần người bình thường.
Đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân đột quỵ: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng gần 70% bệnh nhân bị đái tháo đường tử vong do biến chứng tim mạch trong đó 15-33% người đột quỵ có bệnh lý tiểu đường.
Số bệnh nhân đột quỵ do đái tháo đường ngày càng gia tăng: Tỷ lệ bệnh nhân bị đột quỵ có bệnh nền đái tháo đường tăng lên từ 10-15% lên đến 20-25% theo số liệu thống kê năm 2020 tại Việt Nam theo số liệu thống kê của bệnh viện Nhân Dân 115.
Tỷ lệ đột quỵ do đái tháo đường trên thế giới từ 15% đến 40% tùy theo mỗi quốc gia theo dữ liệu năm 2000.
Tại Việt Nam các thống kê cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường ngày càng tăng với số liệu năm 2017 là 5,5% dân số dự đoán năm 2045 tỷ lệ đái tháo đường lên đến 7,7% dân số từ đó khiến nguy cơ đột quỵ ngày càng cao ở bệnh nhân tiểu đường.
Mục tiêu hàng đầu của các phương pháp giúp ổn định đường huyết là kiểm soát và duy trì chỉ số đường huyết ở mức an toàn cho phép, hạn chế các biến chứng do đường huyết không ổn định gây nên.
9 biện pháp đơn giản sau giúp ổn định đường huyết một cách hiệu quả đồng thời giúp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường:
Tuân thủ thực hiện chỉ định của bác sĩ: Sử dụng insulin giúp ổn định đường huyết ở người mắc tiểu đường tuýp 2 hoặc sử dụng thuốc ổn định đường huyết nhằm duy trì lượng đường huyết ổn định.
Thực hiện chế độ ăn các loại thực phẩm giúp cân bằng dinh dưỡng và ổn định đường huyết. Là một trong những nguyên tắc vàng giúp ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường bởi chế độ dinh dưỡng chính có mối liên hệ mật thiết với nồng độ đường trong máu. Tích cực sử dụng các thực phẩm nhiều chất xơ, hạn chế các thực phẩm khiến lượng đường huyết tăng như bánh kẹo, nước ngọt,….Nên chia nhỏ bữa ăn giúp lượng đường trong máu ổn định không tăng quá mức.