Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Thời gian: 7:30 đến 20:00
Trực cấp cứu: 24/24
Ngày đăng : 16/10/2020 | 14:40
Hệ thống thận tiết niệu là một bộ phận không thể tách rời với cơ thể, các bệnh về thận tiết niệu đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây, sau đây là các bước trong quy trình khám lâm sàng hệ thận tiết niệu người bệnh cần biết.
Mỗi người có hai thận nằm hai bên cột sống, trong hố thận, bờ trong là bờ ngoài cơ đài chậu, cực trên ngang mỏm ngang đốt sống lưng 11, cực dưới ngang mỏm ngang đốt sống lưng 3, thận phải thấp hơn thận trái. Trong trường hợp dị dạng có người chỉ có một thận, hoặc 3 thận, hoặc không nằm trong hố thận mà nằm ngoài hố thận, ở bất cứ nơi nào trong ổ bụng. Từ thận đi xuống có hai niệu quản chạy dọc hai bên cột sống. Hai niệu quản đổ vào bàng quang. Nước tiểu từ bàng quang đi ra ngoài qua niệu đạo. Riêng ở nam giới có tiền liệt tuyến, tuy nằm ngoài đường tiết niệu và thuộc về bộ máy sinh dục nhưng có liên quan mật thiết với bộ máy tiết niệu vì nó nằm ngang ở vùng bàng quang bao quanh niệu đạo ở phía sau.
- Tư thế người bệnh nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng:
Người bệnh nằm yên lặng, thở đều, mềm bụng, sờ lúc người bệnh thở ra vì khi đó các cơ mềm, dễ sờ.
Dùng một bàn tay hay hai bàn ấn thật sâu ra phía sau để tìm khối u ở sâu còn nhỏ. Ấn nhẹ phía trên: khi khối u to, ở nông.
Dùng hai tay, một tay luồn xuống phía dưới, vùng hố thắt lưng, một tay đặt trên bụng phía đối diện, hai tay ép dần sát vào nhau.
+) Tìm dấu hiệu bập bềnh thận
- Tư thế người bệnh nằm nghiêng:
Nếu muốn khám thận phải thì nằm nghiêng bên trái, nếu muốn khám thận trái thì nằm nghiêng bên phải. Bác sĩ sẽ ngồi phía sau lưng, tay trái đặt ở hố thắt lưng, tay phải đặt ở bụng. Đặt ngón trỏ cách xương sườn thứ 10 khoảng 2 đốt ngón tay và tiến hành sờ thận khi người bệnh hít sâu.
Người bệnh có thể nằm nghiêng như trên nhưng nằm hơi cong để các cơ được chùng hơn, kê một gối vào mạn sườn phía trên, thăm khám được dễ hơn. Phương pháp này rất tốt trong trường hợp thận thay đổi chỗ hoặc khối u thận quá to.
Nâng quy đầu lên, lấy tay nặn từ phía trong ra, bình thường không thấ gì chảy ra cả. Ở phụ nữ, vạch hai môi to và nhỏ, sẽ thấy lỗ niệu đạo nằm ở trên, dưới âm vật. Ở cả đàn ông lẫn đàn bà, có thể thấy các tổn thương: viêm tấy đỏ lỗ niệu đạo, loét miệng sào, hoặc có mủ chảy ra. Nếu có mủ, phải lấy mủ để soi và cấy vi khuẩn.
Khám tuyến tiền liệt phải thăm trực tràng mới thấy được. Nếu người bệnh nằm ngửa, ta quay đầu ngón tay lên phía trên, khoảng 12 giờ nếu người bệnh nằm sấp, chổng mông quay mặt trước ngón tay phía xuống dưới, khoảng 6 giờ, thì đầu ngón tay sẽ có cảm giác chạm vào một khối u nhỏ hơi lồi lên trên mặt của trực tràng. Đó là tiền liệt tuyến.
Bình thường tiền liệt tuyến là một khối u nhỏ, không sờ thấy hoặc chỉ hơi nổi lên, có hai thuỳ, ở giữa có một rãnh.
Tiền liệt tuyến có thể to lên trong trường hợp:
Ung thư tiền liệt tuyến: Thăm trực tràng thất tiền liệt tuyến to, rất cứng có khi sờ thấy nhân ung thư rất cứng, lồi hẳn lên. Ấn có thể đau. Có thể to một thuỳ hoặc cả hai thuỳ.
Vì tiền liệt tuyến nằm ngang ở cổ bàng quang nên khi to sẽ đội cổ bàng quang lên và đè bẹp niệu đạo, gây rối loạn về “đi tiểu”.
Viêm tiền liệt tuyến: Tiền liệt tuyến to, mềm hơn và rất đau. Khi thăm trực tràng có thể nặn mủ chảy ra. Lấy mủ đó đem cấy và đem soi vi khuẩn. Viêm tiền liệt tuyến có thể lan vào bàng quang.
Khi nào cần kiểm tra hệ thận tiết niệu?
Sau đây là một vài biểu hiện người bệnh cần đi kiểm tra thận tiết niệu:
- Phù: mặt, chân tay, rồi đến toàn thân kể cả bụng ... nghỉ ngơi không hết phù.
- Tăng huyết áp bất thường
- Thiếu máu khiến da tái
- Chảy máu võng mạc
- Tiểu ít, tiểu nhiều, tiểu dắt buốt
Khi có các dấu hiệu bệnh như trên người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được khám và tư vấn chính xác, tránh để lâu khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA CHỮ THẬP XANH
Địa chỉ: 33 Đường Nguyễn Hoàng - P. Mỹ Đình 2 - Q. Nam Từ Liêm - TP. Hà Nội
Fanpage: https://www.facebook.com/benhvienChuThapXanh
Hotline: 024 62 600 633 hoặc 0901 700 669