BỆNH THỪA CÂN BÉO PHÌ
Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh thừa cân béo phì là tình trạng trọng lượng cơ thể cao hơn trọng lượng chuẩn ở một người khỏe mạnh. Đây là bệnh mãn tính do sự dư thừa quá mức lượng mỡ trong cơ thể.
Bệnh thừa cân, béo phì được đánh giá và phân loại bằng chỉ số khối cơ thể BMI là chỉ số tương quan giữa chiều cao và cân nặng cơ thể.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ được tính theo công thức: trọng lượng cơ thể của 1 người (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét).
Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, một người trưởng thành, trừ người có thai nếu có chỉ số BMI trong khoảng 25 – 29,9 được xem là thừa cân, và một người trưởng thành có chỉ số BMI > = 30 được xem là béo phì.
Ở Việt Nam, năm 2011 bộ Y tế có ban hành tiêu chuẩn chẩn đoán thừa cân béo phì dựa vào BMI và số đo vòng eo áp dụng cho người trưởng thành ở khu vực châu Á.
– Thừa cân: BMI từ 23-24,9
– BMI độ I: BMI từ 25-29,9
– BMI độ II: BMI từ trên hoặc bằng 30

2. NGUYÊN NHÂN CỦA THỪA CÂN BÉO PHÌ
- TCBP là do năng lượng ăn vào vượt quá nhu cầu năng lượng tiêu hao cho các hoạt động của cơ thể. Do đó năng lượng bị dư thừa và được chuyển thành mỡ tích lũy dưới da, trong các cơ quan, tổ chức của cơ thể. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm xấp xỉ 80%.
- Hoạt động thể lực kém: hoạt động thể lực cùng với các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể là yếu tố tiêu hao các năng lượng ăn vào. Khi hoạt động thể lực kém, năng lượng tiêu hao giảm đi dẫn đến sự dư thừa năng lượng trong cơ thể làm thừa cân.
- Yếu tố di truyền: Có những người mang một số gen trong các nhóm gen như nhóm gen kích thích sự ngon miệng, nhóm gen liên quan đến tiêu hao năng lượng, nhóm gen điều hoà chuyển hoá, nhóm gen liên quan đến sự biệt hoá và phát triển tế bào mỡ. Trong gia đình nếu cha hoặc mẹ hoặc thậm chí là cả hai đều béo phì thì nguy cơ con cái bị thừa cân sẽ rất cao. Những người bị thừa cân béo phì do yếu tố di truyền có tốc độ trao đổi chất chậm chạp, khó cải thiện.
- Suy tuyến giáp: là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ các hormone cần thiết cho cơ thể. Sự thiếu hụt hormone làm cho quá trình trao đổi chất bị chậm lại, đồng nghĩa với lượng chất béo không được đốt cháy, là nguyên nhân gây tăng cân.
- Suy dinh dưỡng thấp còi: suy DD thấp còi lúc bé, khi trưởng thành dễ bị thừa cân béo phì do nhu cầu năng lượng của người có chiều cao thấp sẽ ít hơn người có chiều cao lớn hơn.
- Thiếu ngủ: Theo nghiên cứu nếu bạn thường xuyên thiếu ngủ sẽ tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.
- Khi bạn không ngủ đủ, lượng ghrelin sẽ tăng lên khiến bạn thường xuyên cảm thấy đói, thèm đồ ăn có nhiều đường. Lâu dần sẽ dẫn đến sự thèm ăn mất kiểm soát, là nguyên nhân gây thừa cân, béo phì.
- Ngủ ít làm tăng cơ hội tiêu thụ thức ăn.
- Ngủ kém cơ thể mệt mỏi làm giảm các hoạt động trong ngày.
Người có nguy cơ cao bị thừa cân béo phì bao gồm:
- Người có thói quen dùng thức ăn nhanh, thức ăn giàu năng lượng, ăn nhiều chất béo, ăn nhiều đồ chiên, rán, ăn ít rau, uống nhiều nước ngọt, bia rượu…
- Người sống tĩnh tại, tuổi trung niên, phụ nữ sau sinh, trong gia đình có nhiều người bị béo phì, dân cư đô thị.
- Môi trường làm việc văn phòng tĩnh tại, ít vận động hoặc lười tập luyện cũng là nguyên nhân của béo phì.
- Những người hoạt động thể lực thường ăn thức ăn giàu năng lượng, khi họ thay đổi lối sống, hoạt động giảm đi nhưng vẫn giữ thói quen ăn nhiều cho nên bị béo phì…
3. HẬU QUẢ CÚ THỪA CÂN BÉO PHÌ
Người TCBP bị Tác động tâm lý từ ngoại hình quá khổ
Thừa cân béo phì khiến cơ thể trở nên quá khổ, vì vậy người bị TCBP thường có cảm giác tự ti, mất tự tin trong giao tiếp. Từ đó ngại xuất hiện trước đám đông kèm theo tình trạng căng thẳng, kém linh hoạt trong cuộc sống hàng ngày, ảnh hưởng đến phát triển tâm lý, kết quả học tập hay giảm sút hiệu quả công việc.
Người béo phì làm tăng nguy cơ bị tử vong do mắc nhiều bệnh hơn
Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ chính của các bệnh mãn tính không lây
- Bệnh lý tim mạch
Bệnh tăng huyết áp: So với người có cân nặng bình thường, người Béo phì có tỷ lệ mắc bệnh THA cao gấp 2,9 lần. Trong các trường hợp THA đó người béo phì có thể tăng tới 29% nguy cơ bệnh mạch vành, 46% nguy cơ đột quỵ
Béo phì với rối loạn huyển hóa (RLCH) Lipid: TCBP làm tăng RLCH Lipid bao gồm cả tăng Triglycerid, cholesterol, LDL.
Khi cholesterol cao gây xơ hóa lòng mạch máu, tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Mặt khác, ở người thừa cân béo phì thì tim phải thường xuyên làm việc nhiều hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể và lâu dài gây quá tải cho tim do đó ở người béo phì dễ mắc các bệnh về tim mạch. Hiện nay, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch đang đứng đầu trong các nguyên nhân, trong đó rất nhiều trường hợp là biến chứng của bệnh béo phì.
- Bệnh tiểu đường: Bệnh thừa cân béo phì có liên quan mật thiết với bệnh tiểu đường tuyp II do gây đề kháng insulin (hormon điều hòa đường huyết và đưa nhanh glucose vào tế bào để sử dụng) nên là nguyên nhân trực tiếp gây ra đái tháo đường týp 2 ở người béo phì.
- Bệnh xương khớp
Người thừa cân béo phì dễ bị thoái hóa khớp, loãng xương, đau nhức triền miên do áp lực từ trọng lượng cơ thể gây lên xương khớp. Khớp gối, cột sống tổn thương sớm nhất. Ngườithừa cân béo phì cũng dễ mắc bệnh gout.
. Bệnh lý đường tiêu hóa
Nguyên nhân do thừa cân béo phì làm cho lượng mỡ dư bám vào các quai ruột gây táo bón, dễ sinh ra bệnh trĩ.
Sự ứ đọng phân và các chất thải độc hại sinh ra trong quá trình chuyển hóa dễ sinh bệnh ung thư đại tràng. Lượng mỡ dư tích tụ ở gan gây bệnh gan nhiễm mỡ nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh xơ gan…
Thừa cân béo phì gây rối loạn chuyển hóa mỡ sinh ra sỏi mật.
- Suy giảm trí nhớ
Trẻ thừa cân béo phì thường có chỉ số thông minh thấp hơn trẻ có cân nặng bình thường. Người lớn bị béo phì có nguy cơ bị Alzheimer cao hơn so với người bình thường.
- Bệnh lý đường hô hấp
Ở người TCBP sự tích tụ quá nhiều mỡ ở lồng ngực, cơ hoành và ổ bụng sẽ làm lồng ngực kém di động, thông khí phế nang kém dẫn đến tình trạng thiếu oxy mô và cơ mạn tính.
Hoạt động của cơ hoành, khí phế quản của người béo phì thường hạn chế do lượng mỡ tích tụ và bám vào. Người béo phì thường bị rối loạn nhịp thở, thở ngáy, ngưng thở khi ngủ, béo phì càng nặng rối loạn nhịp thở càng nhiều, có thể gặp 50% hội chứng Pickwick ngừng thở khi ngủ rất nguy hiểm.
- Rối loạn nội tiết do thừa cân béo phì
Phụ nữ béo phì thường dễ bị rối loạn kinh nguyệt, buồng trứng đa nang, khó có thai, nguy cơ vô sinh cao. Nếu có thai nguy cơ đẻ khó, con dễ bị rối loạn chuyển hóa.
Nam giới béo phì thường yếu sinh lý, nguy cơ vô sinh.
- Béo phì và nguy cơ ung thư
Người thừa cân béo phì đều mắc chứng cholesterol trong máu cao và insulin trong máu cao, khiến lượng cholesterol trong tế bào miễn dịch tăng cao, giảm khả năng diệt tế bào ung thư của hệ miễn dịch trong cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa béo phì và ung thư như: Ung thư thực quản, ung thư trực tràn, ung thư vú,tử cung, ung thư gan mật và ung thư tuyến tiền liệt…
Để giảm thiểu nguy cơ gặp những biến chứng nặng nề do TCBP, mỗi người nên kiểm soát cân nặng của mình với một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, cân bằng, kết hợp với vận động hợp lý để nâng cao sức khỏe cũng như phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm do thừa cân béo phì gây nên.
4. XỬ LÝ THỪA CÂN BÉO PHÌ
Phải xác định mục tiêu giảm cân: ngăn ngừa sự tiếp tục tăng cân, giảm cân nặng hiện có và duy trì bền vững cân nặng hợp lý.
- Phương pháp thay đổi chế độ ăn:
- Giảm năng lượng ăn vào và cải thiện chất lượng bữa ăn. Xây dựng chế độ ăn thấp năng lượng phải luôn chú ý chế độ ăn đảm bảo cung cấp đầy đủ VTM, KC, các a. amin, các a. béo cần thiết cho cơ thể.
- Tạo được sự thiếu hụt năng lượng. năng lượng tiêu hao – năng lương ăn vào = 5000-1000 kcalo sẽ giảm 10% trọng lượng cơ thể sau 6 tháng. Giảm khẩu phần ăn từng bước một.
- Cân đối các thành phần dinh dưỡng
- Tăng cường chế độ luyện tập, tránh lối sống tĩnh tại
- Chế dộ luyện tập tùy thuộc và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân, lứa tuổi, tình trạng bệnh kèm theo. Mục tiêu giảm cân của luyện tập là giảm khối mỡ, duy trì khối nạc cho cơ thể. Duy trì chế độ luyện tập cho người TCBP ít nhất 30’ mỗi ngày. Chọn các loại hình luyện tập phù hợp như: Đi bộ, chạy bộ, bơi, TD nhịp điêu, khiêu vũ, cầu lông, bóng rổ, YOGA…
Việc giảm cân kết hợp chế độ ăn phù hợp và luyện tập thể lực sẽ cho kết quả giảm cân tốt hơn.
Duy trì lối sống lành mạnh, làm việc năng động, tích cực giúp giảm cân tốt hơn.
5. BỆNH NHÂN BÉO PHÌ CẦN LƯU Ý TRONG CÁCH ĂN UỐNG
* Nên: – Ăn đa dạng các loại thực phẩm, để đảm bảo chế độ ăn được cung cấp nhiều loại Vitamin và khoáng chất.
– Bữa ăn vẫn đảm bảo đủ thành phành 4 nhóm TP chính: Protein, Đường, Lipid, VTM và KC. Luu ý đủ Protein, giảm chất béo và bột đường phù hợp.
– Chọn các loại thực phẩm: Thịt nạc, cua đồng, tôm tép, cá, ốc, trứng, sữa…;
– Với nhóm cacbon hydrat nên chọn các loại gạo nứt, gạo lật nảy mầm, khoai củ…
– Ăn nhiều rau, hoa quả ít ngọt (Thanh long, dưa chuột, bưởi…) để tăng lượng chất xơ, Vitamin và khoáng chất.
– Chế biến thực phẩm dạng luộc, hấp.
– Ăn chậm nhai kỹ, vào bữa ăn nên ăn rau trước
* Một số thức ăn cần hạn chế:
Hạn chế thức ăn giàu mỡ: mỡ động vật, thịt nhiều mỡ (da gà vịt, thịt ba chỉ, chân giò, thịt tai, sỏ lợn, thịt vai …), phủ tạng động vật (tim gan, lòng, bầu dục, óc…)
Hạn chế chất bột đường, đặc biệt các thức ăn có chỉ số đường huyết cao như: Bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả ngọt (vải, chôm chôm, nhãn, chuối, xoài, mít, dứa…).
Hạn chế các món ăn xào, rán, chiên, sốt, quay…; các thực phẩm chế biến sẵn.
Không bỏ bữa nhưng cần tránh ăn vặt, ăn tối muộn.
Giảm muối, mỳ chính.
6. MỘT SỐ MẸO GIÚP NGƯỜI TCBP THỰC HIỆN GIẢM CÂN THÀNH CÔNG
Người bị thừa cân béo phì sau khi được Bác sỹ dinh dưỡng tư vấn chế độ ăn, chế độ sinh hoạt luyện tập cần áp dụng các vấn đề sau:
- Công khai kế hoạch giảm cân của mình với mọi người: Người thân, đồng nghiệp, bạn bè để nhận được sự hỗ trợ.
- Không mua, để đồ ăn vặt ở nhà, bàn làm việc đặc biệt là những thức ăn có hàm lượng calo cao, chỉ số đường huyết cao.
Làm như vậy sẽ giúp cho bn dễ kiểm soát được calo đưa vào cơ thể
Vì thực tế ăn vặt là một trong những thủ phạm gây thừa cân mà người bệnh khó nhận biết. nếu không kiểm soát được thì việc giảm cân cũng khó thành công.
- Nếu trong ngày bạn có tham dự bữa tiệc, ăn lượng thức ăn nhiều hơn khẩu phần được tư vấn thì bạn nên điều chỉnh ngay bữa sau đó.
- Theo dõi cân nặng hàng tuần để có kế hoạch tiếp theo và lấy động lực để tiếp tục thực hiện.
7. Giảm cân: ngoài chế độ ăn cần có biện pháp khác

a. Có lối sống năng động, tích cực luyện tập sẽ giúp cho người béo phì giảm cân tốt và bền vững hơn.
– Luyện tập thể lực làm cho tiêu hao năng lượng nhiều hơn, giảm tích trữ mỡ dư thừa. Với người béo phì chỉ giảm cân bằng giảm chế độ ăn thì trọng lượng cơ thể mất đi khối cơ nhiều hơn, cơ thể kém săn chắc, không được khoẻ mạnh, không gọn gàng đẹp dáng. Khi kết hợp chế độ ăn và luyện tập thì cơ thể sẽ giảm mỡ, duy trì khối cơ làm cho cơ thể khỏe mạnh, dáng vóc gọn gàng săn chắc.
– Việc luyện tập để giảm cân đòi hỏi phải rất kiên trì. Cách luyện tập phải phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh, độ tuổi, thói quen. Cường độ luyện tập cần tăng dần cho đến khi đạt được số Kcalo cần tiêu thụ hàng ngày. Nhất là với những người có lối sống tĩnh tại mà ngay từ đầu đã tập với cường độ cao, thời gian kéo dài thì cơ thể dễ bị mệt mỏi, người bệnh sẽ dễ nản ko duy trì được.
– Thời gian luyện tập thường vào buổi sáng trước giờ đi làm hoặc vào buổi tối, nhưng không luyện tập ngay sau bữa ăn.
Trong ngày làm việc nếu có cơ hội để vận động thể lực cũng nên tận dụng ví dụ đi thang bộ thay vì thang máy.
b. Ngủ đủ, ngủ sớm trước 23h với người lớn và trước 22h với trẻ em cũng giúp cho giảm cân hiệu quả hơn.
c. Bổ sung các vi chất dinh dưỡng sẽ giúp cho giảm cân tốt hơn.
Khi thực hiện chế độ ăn ít calo để giảm cân, lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể giảm cũng đồng thời làm cho lượng vi chất dinh dưỡng được cung cấp từ thức ăn cũng giảm theo. Nếu không bổ sung vi chất dinh dưỡng thì cơ thể dễ bị mệt mỏi, người bệnh sẽ không kiên trì thực hiện được chế độ ăn, cường độ luyện tập theo tư vấn của BS và việc giảm cân sẽ không thành công.
Một số bài viết khác:
CHIỀU CAO CỦA TRẺ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO
BỆNH THỪA CÂN BÉO PHÌ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA CHỮ THẬP XANH | 13/10 – HỘI THẢO “CẬP NHẬT CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY”
CÓ PHẢI AI CŨNG CHỤP MRI ĐƯỢC?